Trong quá trình chăn nuôi, khi heo rừng mang thai và đẻ con là giai đoạn vô cùng quan trọng. Người nuôi cần phải đặc biệt chú ý về chế độ chăm sóc, ăn uống cũng như chuồng trại của heo mẹ. Như vậy mới có thể đảm bảo được năng suất tối ưu. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách chăm sóc heo rừng đẻ tốt nhất cũng như phân biệt heo rừng và heo mọi, theo dõi ngay!
Mục lục
Chu kỳ sinh sản – thời gian mang thai của heo rừng
Heo rừng là loại động vật mắn đẻ, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa và mỗi lứa lên đến 6-7 con heo con. Heo rừng có khả năng sinh sản tự nhiên quanh năm. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chọn thời điểm thích hợp để phối giống, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Heo rừng mẹ thường mang thai trong khoảng 3 tháng, 3 tuần, 4 ngày.
Trong giai đoạn mang thai đầu, chế độ ăn uống của heo mẹ cần đặc biệt được chú trọng. Bổ sung các loại thức ăn tinh, ít chất xơ, bao gồm cám, gạo, đậu, ngô, sắn… cung cấp nguồn dinh dưỡng cao. Thời gian này heo cần ăn khoảng 1,2kg/ngày. Về thức ăn thô sẽ gồm các loại rau củ quả, thân cây… cho heo ăn cả ngày.
Biểu hiện chung của heo rừng trước khi đẻ
Người chăn nuôi cũng cần chú ý giai đoạn gần sinh của heo rừng mẹ để có sự chuẩn bị tốt nhất. Hãy nắn bầu vú lợn mang thai cuối kỳ thấy có sữa, nghĩa là trong 1-2 ngày tới heo sẽ sinh.
Một số biểu hiện khác của heo mẹ sắp sinh là phá ủi nền chuồng, gặm đất, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổ đẻ. Đồng thời thân nhiệt cũng như nhịp thở có dấu hiệu tăng; đi tiểu và đi nặng thường xuyên.
Ở âm hộ heo có nước nhờn màu hồng; lợn cợn những hạt như hạt đu đủ. Đó chính là cứt su lợn con bài tiết ra. Lúc này thì chỉ khoảng nửa giờ nữa heo sẽ đẻ. Khi heo mẹ nằm nghiêng, hơi thở dồn dập, đứt quãng; ép bụng và ép đùi quẩy đuôi rặn đẻ thì heo con sẽ được chào đời trong vài phút nữa.
Lưu ý khi heo rừng đẻ người chăn nuôi cần biết
Về chuẩn bị chuồng trại trước khi đẻ
Chuồng trại cho heo mẹ phải được quét dọn sạch và sát trùng cẩn thận từ trước ngày dự kiến sinh 5 – 7 ngày. Chuồng nền đất, lót rơm, cỏ khô hoặc tấm bao sạch để lợn con có thể dễ dàng đứng lên.
Ngoài ra, lót rơm còn giúp làm ấm cho heo con khi nằm bú; tránh bị trầy xước cuống rốn và cổ chân trước.
Heo rừng mẹ có thể tự đẻ và chăm con rất tốt. Tuy nhiên, người nuôi vẫn cần theo dõi và quan sát lợn con thường xuyên. Tránh để người lạ hoặc các loài động vật khác vào chuồng heo khi đang sinh. Tránh tình trạng heo rừng mẹ phản kháng, gây ảnh hưởng đến lợn con.
Thời gian để đẻ một lợn con là từ 15-20 phút, tùy từng trường hợp. Nếu đẻ bình thường thì trong vòng 3 – 4 giờ là lợn mẹ sinh xong và tống hết nhau thai ra sau cùng. Nếu heo mẹ còn cong đuôi đồng nghĩa là còn sót con hoặc nhau thai, người nuôi cần chú ý. Khi nào heo mẹ nằm yên cho con bú, đuôi thõng xuống thì mới xem như việc sinh đẻ đã hoàn tất.
Biểu hiện trong quá trình đẻ
Trong khi đẻ, có nhiều trường hợp heo mẹ hay đột nhiên đứng dậy và đi uống nước hoặc đi đại, tiểu tiện rồi về trở về nằm. Đây là một cách thức để thúc đẻ mà heo thường làm trong tự nhiên. Do đó, người chăn nuôi nên chú ý khi thấy heo rừng nhổm dậy thì hãy hỗ trợ. Đồng thời xoa bóp bên vú đối diện để heo mẹ đổi bên nằm.
Sau khi đã sinh xong
Sau khi sinh xong, heo mẹ sẽ rất khát do mất nhiều máu. Người chăn nuôi hãy pha chút nước ấm cùng với muối cho heo mẹ uống. Việc cho heo con bú sớm cũng kích thích heo mẹ đẻ tiếp những con vẫn còn trong bụng. Do đó, bà con có thể chú ý để heo mẹ sinh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Phân biệt heo rừng và heo mọi
Để có thể phân biệt heo rừng và heo mọi, chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm của hai loại heo này. Heo rừng có thân hình to lớn và săn chắc; khối lượng sẽ tùy thuộc vào giới tính cũng như môi trường sinh sống. Cụ thể dao động ở mức từ 70kg trở lên ở cá thể trưởng thành. Phần cổ heo rừng khá ngắn, dày và rất to nên hầu như không thể cử động được. Cái đầu khá lớn nên rất khỏe, chuyên đi đào bới hang. Đôi mắt nhỏ sâu, đôi tai dài và vểnh cùng với cặp răng nanh phát triển dài và nhọn hoắt.
Heo mọi có những đặc điểm khác hoàn toàn với heo rừng. Thân hình heo mọi nhỏ nhắn, có thể chỉ nặng trên dưới 10 kg. Lớp da đen bóng và rất dày; thịt heo săn chắc và ít mỡ. Nhờ bản tính thông minh, lanh lợi, chúng thường được thả rông ở các vùng cao.
Xem thêm bài viết có liên quan: Nuôi heo mọi thả vườn mang đến nhiều lợi ích kinh tế
Trên đây là một số chia sẻ về cách chăm sóc heo rừng đẻ tốt nhất cũng như phân biệt heo rừng và heo mọi. Hy vọng qua đây bà con có thêm những hiểu biết về heo khi sinh, để chăm sóc và nuôi dưỡng heo hiệu quả hơn!