Nuôi lợn rừng có khó không? Trong những năm gần đây, lợn rừng là loài động vật hoang dã được con người thuần chủng và nuôi phổ biến ở Việt Nam. Thịt lợn rừng có hàm lượng mỡ thấp và nhiều nạc, chất thịt có độ dai giòn mang hương vị của núi rừng. Chính bởi điều này làm cho thịt lợn rừng có giá thành khá cao. Đặc biệt ở Việt Nam mô hình nuôi lợn rừng còn chưa phổ biến nhiều. Nuôi lợn rừng không khó nhưng bà con phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con những phương pháp nuôi lợn rừng để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Mục lục
Những phương pháp nuôi lợn rừng hiệu quả
Thông thường bà con thường chăn nuôi lợn rừng theo hình thức rất đơn giản tuy nhiên nếu nuôi theo đúng phương pháp, theo mô hình thì phải sắp xếp và bố trí sao cho phù hợp với đặc tính và đặc điểm của lợn rừng.
Nên chọn những nơi cao ráo, thoáng mát, có nhiều cây tạo bóng mát và đặc biệt phải có nguồn nước sạch để cung cấp cho lợn rừng cũng như cung cấp nước cho cây cối. Ngoài ra, chuồng trại phải được xây dựng kiên cố và vững chắc, chú ý nên xây chuồng xa nơi dân cư, mặt đường vì lợn rừng rất sợ tiếng ồn.
Chuồng của lợn rừng luôn phải thông thoáng, sạch sẽ cao ráo so với nền đất. Có độ dốc vừa phải 2-4%, mát mẻ, thông thoáng vào mùa hè, ấm áp và những ngày trời đông. Tránh để mưa gió hắt vào chuồng là cho lợn rừng bị bệnh.
Nuôi lợn rừng có khó không và lưu ý những gì?
Nuôi lợn rừng không khó vì chỉ cần hiểu được đặc trưng của chúng. Là giống lợn rừng nuôi thuần chủng nên chế độ cho lợn bà con cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Thường xuyên thay đổi khẩu ăn cho lợn, ăn uống của giống lợn rừng cần nên phải đúng giờ không những vậy cần phải cung cấp đủ nguồn nước sạch. Nếu muốn lợn rừng khi lớn thịt dai, giòn, ít mỡ thì khi bà con chăn nuôi phải điều chỉnh độ tăng trưởng của lợn sao cho mỗi tháng lợn tăng 2kg. Ít hơn 2kg lợn sẽ bị gầy, nhiều hơn lợn sẽ nhiều mỡ mất đi độ ngon của thịt heo.
Cách để chăm nuôi lợn rừng mà bà con cần biết
Chọn giống lợn rừng
Đối với giống lợn đực khi chọn cần lưu ý:
- Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng bụng thon không bị xệ
- Phần lông bờm dựng đứng, 4 chân thẳng cao, vững chắc
- Phần tinh hoàn to, lộ rõ có độ đàn hồi cao
Đối với lợn nái giống cần lưu ý:
- Cơ quan sinh dục phát triển tốt
- Cần chọn những con có đủ số vú, thường 5 đôi vú xếp đều
- Khung xương và 4 chân phải chắc khỏe, không chọn những con có chân yếu khung xương nhỏ.
Chuồng nuôi lợn rừng
Chuồng nên cách xa khu dân cư và đường xá. Vì bản năng của lợn rừng là loài hoang dã nên chúng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe thấy tiếng ồn. Chuồng nuôi có mái che mưa, che nắng cao từ 2,5-3m, nền đất có độ dốc 2-3%. Luôn phải thông thoáng sạch sẽ tránh nóng mưa lại gió mùa đảm bảo luôn mát mẻ mùa hè, mùa đông ấm áp.
Máng cho lợn rừng ăn uống
Phần máng có độ cao khoảng 20-25cm được thiết kế ở phía đầu chuồng. Giúp cho việc dọn dẹp và vệ sinh dễ dàng. Chiều dài máng khoảng 2-2,5m, độ rộng máng khoảng 25-30cm và luôn để máng trong trạng thái sạch sẽ.
Đối với thức ăn
- Rau xanh: Thân cây ngô, thân cây chuối, các loại rau như rau muống, cải, lá khoai, quả su su, đu đủ,.. Ngoài ra, có thể dùng các loại cây thuốc nam như cây nhọ nồi, cây phèn đen, cây khổ sâm, cây cỏ voi,.. cho lợn rừng ăn để hạn chế bệnh tật
- Thức ăn khô: Gồm tinh bột, khoai, sắn, cám gạo. Nên bổ sung các loại đạm cho lợn rừng như các loại đậu, các loại cá khô, giun quế. Các loại thức ăn nên được đảm bảo tránh bị ẩm mốc, mùi lạ.
Cần phòng, ngăn ngừa bệnh cho lợn
Khi mới sinh ra lơn con chưa biết ăn rất dễ bị ốm và tiêu chảy lúc này bà con có thể giã nhỏ một số thuốc nam như nghiền nhỏ 1 nắm lá khổ sâm với 1 ít lá nhọ nồi và 5-7 lá búp ổi non pha với nước cho lợn con uống.
Đối với lợn con đã biết ăn thì có thể cho ăn trực tiếp các lá thuốc nam để lợn nhanh khỏi bệnh hơn.
Đặc biệt, cần thường xuyên vệ sinh chuồng, khử trùng, tẩy uế chuồng nuôi. Nên thiết kế chuồng 2 ngăn, khi bà con vệ sinh ta lùa lợn sang ngăn sạch sẽ để rửa ngăn hiện tại. Lưu ý, sau mỗi lứa nuôi cần vệ sinh chuồng và để chuồng nghỉ ngơi 5-7 ngày sau đó mới thả lứa mới.
Hơn nữa, khi lợn rừng con mới mua cần cách ly với đàn khoảng 1 tháng trước khi cho lợn nhập đàn. Tránh để lợn đưa mầm bệnh không mong muốn vào trong chuồng.
Trước khi lợn sinh khoảng 1 tháng bà con nên tiêm vacxin E Coli để phòng chống lợn con bị đi ngoài. Lợn mới sinh ra nên cho uống men tiêu hóa.
Xem thêm bài viết có liên quan: Tìm hiểu về lợn rừng – những thông tin quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt
Kết luận
Nuôi lợn rừng có khó không? Đây được xem là một mô hình chăn nuôi làm giàu cho bà con rất xứng đáng được nhân rộng với hiệu quả kinh tế rất cao.