Lợn mán và lợn rừng là loại thịt được nhiều người sử dụng ngày càng nhiều hơn. Bởi mỗi loại thịt đều có hương vị và cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên, một số người vẫn còn nhầm lẫn các loại thịt lợn trên thị trường. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt lợn mán, lợn rừng.
Mục lục
Đối với lợn rừng
Lợn rừng hay còn được gọi với một cái tên khác là heo rừng. Chúng có vóc dáng khá cân đối, di chuyển nhanh nhẹn. Linh hoạt, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ nhắn, răng nanh nhọn phát triển quá mức. Ngoài ra, heo rừng có tính cách hơi nhút nhát, thính giác và khứu giác tốt. Chúng thường sinh hoạt bầy đàn thể hiện tính hoang dã.
Thông thường, heo rừng thích sống thành bầy đàn nhỏ chỉ vài ba con. Còn đối với lợn đực thường thích sống một mình. Môi trường sống thích hợp nhất là ở những nơi có nhiều vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ,…. Lợn rừng thường hoạt động chủ yếu về ban đêm, còn ban ngày hoe sẽ tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ.
Chúng là một loài lợn mỏ dài lông đen, nặng khoảng 30 – 40 kg khi trưởng thành và thường được nuôi thả rông. Sau khi lợn rừng được sinh ra, đàn con tiếp tục theo mẹ đi kiếm thức ăn một mình. Lợn do thiên nhiên khắc nghiệt nên những con lợn còn sống đều khỏe mạnh, thịt lợn rừng săn chắc, thơm ngon, bổ dưỡng. Nó rất có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu, có khoảng 36 loài lợn rừng, phân bố rất rộng. Hầu như khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi. Ngày nay, lợn rừng được nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu là lợn rừng Thái Lan, lợn rừng Việt Nam, lợn rừng lai với lợn địa phương.
Đặc điểm nhận biết thịt lợn rừng
Với nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn khi mua lợn rừng, để có thể mua đúng thịt lợn rừng nguyên thủy không lẫn hàng nhái thì dưới đây là một số điểm nhận diện cơ bản khi mua lợn rừng như sau:
- Lớp da dày, có màu vàng đặc trưng.
- Một lỗ chân lông có 3 lông.
- Thịt nạc đỏ, ít mỡ.
Đối với lợn mán
Lợn Mán hay còn được gọi là lợn cắp nách đây là loại lợn có vùng thân dài. Mõm nhọn, tai nhỏ, chân bé, lông dài và cứng. Được nuôi thả đồi chỉ ăn các loại cây cỏ, không ăn các loại thức ăn nuôi heo công nghiệp. Nên thịt lợn mán khi ăn sẽ cảm nhận được thịt rất chắc. Nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có tiết ra vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.
Vào những ngày lễ Tết hay các lễ hội hè, người Mường có phong tục đặc trưng là lại mổ thịt lợn mán để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không trụng nước sôi làm lông lợn như các loại thịt lợn bình thường. Mà phải thui bằng rơm hoặc tranh lợp nhà có dính bồ hóng. Có như vậy, sẽ giữ được nguyên vẹn hương vị tự nhiên của thịt mà phần da không bị nhạt mà còn có màu vàng như màu mật ong.
Đặc điểm nhận biết thịt lợn mán
Cách nhận biết lợn Mán vô cùng đơn giản là giống lợn có thân hình khá nhỏ được lai giữa lợn nhà và lợn rừng. Có thân hình dưới tương đối dài, mõm nhọn hoắt. Phần tai nhỏ, chân bé xíu, lông dài có màu đen và cứng, được nuôi thả rông trong các dãy đất hoang. Thức ăn chủ yếu là cây cỏ, ít hoặc không ăn các loại thức ăn công nghiệp. Nên thịt lợn rất chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.
Vì sao gọi “lợn mán” là “lợn cắp nách” ?
Trước đây khi dân thành thị chưa ưa chuộng sử dụng thịt núi rừng thì lợn mán được người dân tộc nuôi thả đồi tự do. Họ chỉ ăn trong các dịp lễ, tết hiếu hỉ mới bắt về thịt để đãi cho bà con. Do không được nuôi dưỡng đầy đủ nên lợn mán có đặc điểm rất còi. Để cả năm có khi cũng chỉ vỏn vẹn được 10kg. Về sau này, bắt đầu rộ lên trào lưu săn đặc sản núi rừng. Bà con nhanh chóng nhận thấy được nguồn lợi kinh tế cao bằng mô hình nuôi lợn mán rồi đem ra chợ thị xã bán. Tuy nhiên, việc di chuyển gặp khó khăn như đường sá xa xôi,núi cao, hiểm trở, ô tô xe máy chết không vào được. Do đó, muốn bán được lợn thì bà con đành phải cắp nách lợn đi bộ vài ngày đường mới ra đến chợ. Chính vì vậy, tên lợn cắp nách cũng từ đó mà ra đời. Nếu muốn thưởng thức lợn cắp nách đạt chuẩn là phải đi tận sâu trong rừng đặt hàng thì may ra cũng chỉ được từ 1 đến 2 đơn hàng.
Xem thêm bài viết có liên quan: Nuôi lợn mán sinh sản và những kỹ thuật bà con cần lưu ý
Kết luận
Hai loại lợn trên có thịt ăn đều rất ngon. Mỗi loại sẽ có sự khác biệt hoàn toàn so với các loại lợn nhà nuôi thông thường chúng ta vẫn thường ăn. Bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được chất lượng thịt. Cũng như đặc điểm nổi bật của lợn rừng và lợn mán. Hy vọng với những kiến thức được cung cấp sẽ giúp ích và cách nhận biết loại lợn này nhé.