Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của người tiêu dùng ngày càng cao. Đặc biệt, là những đặc sản như thịt lợn rừng. Chính vì vậy, việc thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại chăn nuôi nghiên cứu và ứng dụng. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật nuôi heo rừng thả vườn hiệu quả nhất hiện nay.
Mục lục
Chuồng trại trong kỹ thuật chăn nuôi heo rừng thả vườn
Vấn đề đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi heo rừng thả vườn là về chuồng trại. Người nuôi cần phải nắm rõ một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để bố trí chuồng trại phù hợp.
Hãy lựa chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí chuồng trại nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có sẵn nguồn nước sạch. Việc này không chỉ nhằm cung cấp đủ nước cho heo uống. Mà quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật phong phú và giữ được độ ẩm thích hợp.
Chuồng trại nuôi thả heo rừng càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bởi bản năng hoang dã của heo rừng khiến chúng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
Chuồng nuôi có đầy đủ mái che mưa, che nắng; cao trên 2,5m với nền đất tự nhiên và độ dốc 2-3%… Đảm bảo khu vực chăn nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ; mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông,…
Thức ăn và khẩu phần thức ăn trong kỹ thuật nuôi heo rừng thả vườn
Heo rừng rất dễ chăn nuôi, thức ăn của heo rừng bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (như hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét,…
Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường là: 50% là rau, củ, quả các loại và 50% còn lại là cám, gạo, ngũ cốc các loại, bã đậu… Mỗi ngày cho heo ăn 2 lần (sáng và chiều). Trung bình một con heo lai trưởng thành sẽ tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0 kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho heo rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu một số dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… Do đó, ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, thì cần thêm đá liếm vào thực đơn cho heo ăn. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua ngoài hay tự trộn theo tỷ lệ cụ thể.
Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là ăn các loại cỏ, rễ cây, thực vật. Người chăn nuôi không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để cho heo rừng lai ăn. Bởi nó sẽ làm cho chất lượng thịt của heo rừng lai bị biến đổi; nhiều trường hợp còn làm cho heo bị bệnh tiêu chảy…
Thêm vào đó cũng cần đảm bảo có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Nước có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của heo, nhất là khi thời tiết nắng nóng…
Hàng ngày phải tiến hành công việc vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống của heo…
Kỹ thuật nuôi heo rừng thả vườn, chăm sóc nuôi dưỡng
Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây xanh có rào chắn hoặc chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi và hiệu quả kinh tế đem lại rất cao.
Heo đực giống
Nếu như được quản lý và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối với 5-10 heo cái. Heo đực giống phải chăn nuôi riêng và có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống người nuôi cần bổ sung thêm thức ăn tinh, 1-2 quả trứng, muối khoáng và sinh tố cho ăn tự do…
Heo cái giống
Heo rừng lai rất mắn đẻ, đẻ nhiều con; mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Heo rừng lai có đặc điểm là sinh sản tự nhiên quanh năm. Thời gian mang thai khoảng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) thì đẻ.
Đối với heo nái đang mang thai, 2 tháng đầu chu kỳ sẽ cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường gồm rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại… Ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau thời gian 2 tháng đến khi đẻ thì cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là chất đạm, khoáng và sinh tố…cho heo mẹ.
Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn các loại thức ăn như cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa… Heo mang thai nên được nhốt nuôi riêng để tiện chăm sóc và nuôi dưỡng…Đối với heo nái đang nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại.
Heo con
Heo sơ sinh có màu lông đen và những sọc nâu vàng chạy dọc thân. Sau khi chào đời chỉ cần 15-20 phút là heo có thể đứng dậy và chạy lon ton. Sau 15-20 ngày heo con sẽ bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Khi được 1,5-2 tháng tuổi, heo đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa và tách bầy làm giống…
Xem thêm bài viết có liên quan: Kỹ thuật nuôi heo mọi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tổng kết
Trên đây là một số chia sẻ về kỹ thuật nuôi heo rừng thả vườn chi tiết mà bạn đọc có thể quan tâm. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu thêm về cách chăm sóc và nuôi heo hiệu quả hơn!