Heo rừng thuần chủng  – Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng
Chia sẻ:
heo rừng thuần chủng Việt nam

Heo rừng thuần chủng đang là một thị trường rất được quan tâm với nhiều người chăn nuôi. Thời điểm hiện tại, việc khai thác lợn rừng này là hướng rất tiềm năng. Cùng khám phá bài viết dưới đây để người chăn nuôi có nhiều thông tin hơn. Về lợn rừng thuần chủng Việt Nam để mở ra mô hình kinh tế mới. 

Đặc điểm và tình hình heo rừng thuần chủng ở Việt Nam 

lon-rung-viet-nam
Đặc điểm và tình hình heo rừng thuần chủng ở Việt Nam hiện nay

Heo rừng thuần chủng Việt Nam sống rất nhiều ở các vùng sinh thái khác nhau. Thời điểm này đã xác định được các vùng chính đang nuôi và phối giống lợn rừng. Trong đó theo Viện Chăn nuôi nước ta cho thấy. Trên cả nước chỉ  6 cơ sở còn nuôi cả lợn rừng Việt Nam thuần.

Còn lại có tới 61,1% cơ sở nuôi lợn rừng Thái Lan thuần và 38,9% cơ sở nuôi lợn lai khác. Lợn rừng Việt Nam thuần  xuất xứ có 4 loại được nuôi chính đó là: Lợn rừng Việt miền Bắc, ); Lợn rừng Phú Yên, Lợn rừng Cát Tiên và Lợn rừng Bình Phước. 

Hiện tại các cơ sở chăn nuôi lợn rừng thuần đều đang phát triển theo một xu hướng chung. Đó là tận dụng lợi thế địa hình rộng và tự nhiên để phát triển. Lợn rừng từ đó cho ra thị trường chất lượng rất cao và đảm bảo. 

Bên cạnh đó, heo rừng thuần chủng Việt Nam hiện tại còn nuôi theo hướng hữu cơ. Hoặc nuôi theo hướng thức ăn toàn bộ là thuốc nam để tăng thêm chất lượng thịt. 

Phân biệt heo rừng thuần Việt và heo rừng Thái Lan

Phân biệt lợn rừng Việt Nam
Phân biệt heo rừng Việt Nam và heo rừng Thái Lan

Đây là hai loại lợn có bản chất di truyền khác nhau nhưng nhiều người lại hay bị nhầm lẫn. Các đặc điểm cơ bản để phân biệt được các loại lợn này có thể nói đến đó là:

Nếu lợn rừng Việt, đẻ ra đều có sọc dưa, sọc vàng đến nâu trên nền lông sẫm hơn. Lông bờm , kéo dài từ vai tới mông và thường có 6 sọc, lông lơ phơ, mọc thẳng đứng…Còn lợn rừng Thái có sọc đen hơn, lông cứng mượt mà và ngắn hơn. 

Đến thời kỳ phát triển, heo rừng Việt xuất hiện đám lông bạc vùng mắt và dưới yết hầu. Lông  toàn thân đã trở nên màu hung mốc hoặc đen tuyền. Tai lợn rừng Việt nhọn bé (tai chuột), mõm dài, thân thon. 

Heo rừng Việt  hầu như không có mỡ lưng nhưng thịt lợn rừng Thái đều có mỡ. Đặc biệt ở tuổi trưởng thành heo Việt Nam còn có thêm đặc điểm mới là lông bờm phát triển. Còn với lợn rừng Thái Lan bờm không phát triển bằng, lông mềm hơn ngay cả khi trưởng thành. 

Nên nuôi heo rừng thuần chủng hay nuôi kết hợp lai?

Nên nuôi heo rừng Thuần Chủng hay nuôi heo rừng lai
Nên nuôi heo rừng thuần chủng hay heo rừng lai Thái Lan

Nuôi lợn rừng thuần chủng là hướng phát triển bền vững nhất. Vì nuôi theo cách đó có thể xây dựng được thương hiệu và bảo tồn phẩm chất thịt thơm ngon. Nếu đáp ứng được toàn bộ cuộc sống bán tự nhiên của heo thuần chủng thì là điều tốt. Nhưng để kiếm được giống lợn thuần không phải là điều dễ dàng. 

Vì heo rừng thuần chỉ có được do săn hoặc bẫy nên việc kiếm giống khó. Hiệu quả kinh tế từ đó đem lại không cao bằng so với nuôi heo rừng lai. Trên thị trường hiện tại đang phát triển theo hướng nuôi heo lai là chính. Vì đây là phương thức an toàn, cho hiệu quả kinh tế cao. 

F3 làm giống cho heo rừng nuôi lai thay vì heo rừng thuần chủng đang là hướng đi. Tuy phẩm chất thịt và khả năng chịu kham khổ, sức đề kháng không cao. Nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn vì nguồn giống đa dạng. 

Hiện nay trên thị trường, các hộ chăn nuôi thường có phương thức nuôi giống nuôi lợn nhà. Nên lợn rừng dù giống tốt vẫn thường bị nhà hóa, khó giữ được nguyên vẹn phẩm chất thịt thơm ngon.

Vì thế hướng đi đúng ở thời điểm hiện tại với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là lợn lai. Còn các cơ sở chuyên cung cấp heo rừng thuần chủng thì họ sẽ chuyên môn hóa sản phẩm này. Vì nguồn giống đảm bảo, cách thức nuôi và chăm sóc phù hợp. 

Heo rừng thuần đang được nhân giống ra sao? 

heo rừng phối giống
Những con heo rừng chất lượng được lựa chọn để phối giống

Đa số các trang trại nuôi lợn rừng hiện nay sẽ tự gây giống để đảm bảo nguồn cung. Thường là sẽ lọc con cái trong đàn hậu bị đạt các tiêu chuẩn cao nhất. Sự thuần chủng, đồng nhất sẽ được ưu tiên để lựa chọn nhân giống. 

Khi các con cái hậu bị đã chọn đạt 40 – 55 kg (khoảng 8 – 10 tháng) thì tuyển làm nái. Nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn như là: 

  • Cân thường xuyên để kiểm tra tốc độ tăng trọng
  • Kiểm tra ngoại hình kỹ càng loại bỏ dị tật
  • Siêu âm để xác định không có dị tật trong các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó là cơ quan sinh sản cũng phải đảm bảo tốt.
  • Đảm bảo các vấn đề kiểm tra và theo dõi trong thời gian đủ dài để lựa chọn. 

Xem thêm: Mua giống heo rừng chất lượng ở đâu ở Vạn Ninh, Khánh Hòa?

Kết luận 

Heo rừng thuần chủng đang là hướng đi phát triển tốt cho nhiều chủ trại. Tuy nhiên sản phẩm này không phù hợp với quy mô rộng lớn. Việc phát triển cần phải tìm hiểu rất nhiều kỹ thuật, kiến thức. Một mô hình hiệu quả kinh tế rất cao và hy vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn.