Hiện nay, mô hình nuôi heo rừng lai đang rất được ưa chuộng bởi nhanh chóng thu được lợi nhuận. Heo rừng f2 là loại mang một nửa đặc tính của heo cha, sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội về cả sức khỏe và hình dáng. Chúng dễ nuôi vì vẫn có đặc tính hoang dã, thịt của chúng thơm ngon, ít mỡ, da mỏng, rất được giá trên thị trường.Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều thông tin hơn về heo rừng lai F2!
Mục lục
Tổng quan về heo rừng F2
Trước khi lai tạo ra F2, bà con sẽ phối giữa heo rừng và heo nhà cho ra giống F1. Trong đó, heo rừng cha là giống đực thuần chủng còn heo mẹ là nái cỏ nội địa. Sau đó, bà con sẽ chọn nuôi heo cái F1 có đặc điểm dài đòn, khỏe mạnh… để làm giống.
Heo rừng lai F2 được tạo ra từ heo nọc rừng đực thuần chủng và heo cái F1 khỏe mạnh. Đặc tính của lợn rừng f2 giống với heo cha tới 3 phần, khả năng chống chọi tự nhiên tốt. Chúng có sức đề kháng mạnh, dễ nuôi và chăm sóc, mô hình nuôi đơn giản; thịt săn chắc, nhiều nạc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.
Heo rừng F2 nhỏ nhắn, hoạt động nhanh nhẹn
Tổng thể, lợn rừng lai F2 có vóc dáng hơi gầy, lưng thẳng dài, cân đối, bụng thon. Trọng lượng của con đực dao động từ 50 – 70kg/con, con cái từ 30 – 40kg/con. Mang ¾ đặc tính của heo cha nên heo rừng lai F2 có sự nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt. Chúng sở hữu đôi tai nhỏ nhưng rất thính, cổ và mõm dài, nhọn, răng nanh phát triển; đôi chân nhỏ dài, màu lông chủ yếu là xám đen hoặc hung đen.
So với giống thuần chủng, heo rừng lai F2 bớt hung dữ và dễ chăm sóc hơn. Chúng khá nhút nhát, phù hợp với nhiều môi trường, sức đề kháng cao hơn heo rừng thuần chủng. Về tập tính, heo rừng lai F2 vẫn sinh hoạt theo bầy đàn nhỏ, heo đực thường sống một mình. Các giống F2 đều sở hữu khứu giác và thính giác tốt nên ưa hoạt động vào ban đêm.
Ngoài ra, chúng thích hợp nuôi gần ao hồ, trong vườn cây, không gian rộng, có nhiều đất để ủi. Trong những ngày nuôi đầu tiên, lợn rừng f2 thường có biểu hiện hoảng sợ, chạy trốn khi thấy người. Vì vậy, bà con cần chuẩn bị nhiều nước cho chúng uống, đối xử nhẹ nhàng, dần dần chúng sẽ thích ứng với chỗ ở mới.
Chế độ ăn tương tự với heo rừng thuần chủng
Chế độ ăn uống của heo rừng lai F2 cũng khá giống với heo rừng thuần chủng. Thức ăn cho chúng rất dễ tìm kiếm, các loại thô xanh chiếm tới 70% khẩu phần ăn. Thức ăn thô xanh bao gồm rau muống, bẹ chuối, các loại cỏ, quả xanh, lục bình, thân ngô non… Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc, rễ cây, mầm cây các loại, cám gạo, củ quả…
Để đảm bảo chất lượng thịt heo rừng, bà con không nên lạm dụng thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng. Ưu tiên các loại rau xanh, cỏ tự nhiên, thân cây mềm chứa nhiều vitamin và protein. Khẩu phần ăn trong một ngày của heo rừng lai F2 chia thành 50% thức ăn tinh và 50% thức ăn thô xanh; cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, mỗi ngày tiêu thụ 2 – 3kg thức ăn.
Ngoài ra, bà con cũng cần lưu ý bổ sung khoáng chất cho heo rừng với đá liếm. Có thể tự tạo ra hỗn hợp đá liếm theo công thức: 50g đồng sunfat : 100g sắt sunfat : 100g muối ăn : 1000g vôi tôi : 100g diêm sinh : 3kg đất sét.
Khả năng tự sinh sản và tự nuôi con
Lợn rừng f2 có khả năng sinh sản tự nhiên quanh năm và nuôi con khá giỏi. Thời gian mang thai trung bình khoảng 114 ngày, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa trung bình 6 con. Heo mẹ sẽ tự sinh, tự chăm sóc và nuôi dưỡng con; heo con sẽ tự dậy bú mẹ sau khoảng 30 phút sinh. Giống như bố mẹ của chúng, heo con có thể tự kiếm cây cỏ ăn sau 15 – 20 ngày.
Mô hình nuôi heo rừng f2
Có thể nuôi lợn rừng lai F2 theo ba mô hình: thả tự do, nuôi nhốt, nuôi trong vòng rào. Ưu tiên nuôi lợn rừng lai F2 ở những bãi đất rộng rãi để chúng có không gian vận động. Với số lượng ít, bà con thường nuôi nhốt heo rừng lai F2 trong chuồng 10m2 như heo nhà. Những con nuôi nhốt khá mập, có nhiều mỡ do chúng không có không gian để vận động, chạy nhảy. Không thể tự kiếm ăn nên không đảm bảo được cung cấp đầy đủ vitamin; do đó không đảm bảo chất lượng thịt heo rừng săn chắc, dày giòn.
Những hộ chăn nuôi sở hữu khoảng đất rộng rãi, có thể nuôi lợn rừng lai F2 thả tự do. Mô hình này phù hợp với các hộ trên vùng núi, gần rừng nên heo dễ kiếm ăn tự nhiên. Theo cách này, lợn rừng f2 sẽ được vận động nhiều nên chúng rất khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Mô hình thuận tiện nhất là nuôi trong vòng rào, kết hợp thả rông và nuôi nhốt. Cách này vừa đảm bảo lợn rừng lai F2 được sống trong môi trường tự nhiên, ít sự tác động của con người, thoải mái vận động; lại vừa giúp bà con quản lý đàn heo dễ dàng hơn.
Xem thêm bài viết có liên quan: Lợn rừng Việt Nam thuần chủng mô hình nuôi điển hình
Có thể thấy, tổng thể lợn rừng f2 không khác quá nhiều so với heo rừng thuần chủng. Hy vọng rằng qua bài viết, bà con đã nắm được các đặc tính cơ bản của chúng để có kế hoạch chăn nuôi phù hợp, đạt hiệu quả tốt!