Cần làm gì khi heo rừng bỏ ăn – Cácệnh lý mà heo rừng thường gặp phải
Chia sẻ:

Đối với tình trạng heo rừng bỏ ăn nhưng lại không có triệu chứng không sốt hay đi ngoài. Điều này, khiến cho nhiều người nông dân chăn nuôi phải loay hoay tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết.

Bài viết sau đây sẽ giúp bà còn biết thêm thông tin về việc heo rừng bỏ ăn cũng như các bệnh lý mà heo rừng thường gặp phải

Cách để điều trị heo rừng bỏ ăn khi chưa xác định được bệnh

heo rừng bỏ ăn phải làm gì
Heo rừng bỏ ăn và phương án xử lý tình trạng này

Nguyên nhân khiến heo bỏ ăn có thể kể đến là việc thay đổi môi trường sống hoặc thời tiết đột ngột có thể khiến heo cảm thấy không thoải mái. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chán ăn của đàn heo.

Đặc biệt, chứng bỏ ăn này thường xảy ra chủ yếu ở heo nái sau khi trải qua quá trình cai sữa. Thế nhưng tin tốt là tình trạng này chỉ diễn ra khoảng vài ngày. Sau đó cơ thể chúng sẽ dần ổn định và điều tiết tốt để trở lại bình thường.

Còn đối với những con heo rừng bị tình trạng biếng ăn lâu ngày. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống của chúng. Người chăn nuôi nên thay đổi thức ăn, có thể là do loại cám chúng đang ăn không hợp khẩu vị cũng như không đảm  bảo vệ sinh khiến cho heo rừng không cảm thấy ngon miệng và dẫn đến chán ăn.

Một trong những phương pháp điều trị cho heo biếng ăn hiệu quả nhất có thể kể đến là sử dụng men tiêu hóa. Men tiêu hóa có chứa các chất Probiotic cũng như các Axit hữu cơ. Sẽ giúp tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng của heo và giúp heo có thể ăn khỏe, trở lại tình trạng bình thường ban đầu. 

Cách để điều trị heo rừng bỏ ăn khi đã phát hiện được bệnh

heo rừng bỏ ăn
Điều trị heo rừng bỏ ăn với những phương pháp hiệu quả đã được kiểm chứng

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do sự thay đổi thời tiết thất thường khiến cơ thể của heo rừng mệt mỏi và xảy ra ốm vặt.

Ngoài ra,nếu người chăn nuôi thấy những con heo của mình có các biểu hiện như sổ mũi kèm theo việc bỏ ăn. Cần phải cách ly những con heo bệnh khỏi đàn và điều trị cho chúng bằng thuốc kháng sinh. Bình thường thì tình trạng ốm vặt này sẽ kéo dài khoảng từ 3 đến 4 ngày và sẽ dần khỏi bệnh.

Nguyên nhân thứ hai của việc heo rừng bỏ ăn có thể là vi khuẩn đường ruột. Chúng có thể khiến heo của bạn không cảm thấy ngon miệng. Nguy hiểm hơn, đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của heo như bệnh cầu trùng, viêm phổi hoặc tiêu chảy. Để có thể điều trị tình trạng heo của mình bỏ ăn thì bà con chăn nuôi cần phải chữa dứt điểm các triệu chứng bệnh lý trước.

Tình trạng heo bỏ ăn kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như dẫn đến việc chậm phát triển. Chính.vì thế, khi thấy heo chán ăn thì bà con không nên chủ quan và cần phải gọi bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời..

Các bệnh lý mà heo rừng thường gặp phải

Bệnh phân trắng

benh-phan-trang
Điều trị bệnh phân trắng ở lợn con

Dấu hiệu để phát hiện lợn rùng bị phấn trắng là khi  lợn con ỉa phân trắng, bà con cần phải ngay lập tức kiểm tra nguồn thức ăn của mình có phải là nguyên nhân không, Ngoài ra bà con cần phải tiêm hoặc cho lợn c;ủa mình uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.

Nếu để lợn con ỉa phân trắng nhưng không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ chết có thể từ 5 đến 20%. Tuy nhiên đó là đối với lơn còn chưa tách mẹ còn với lợn con đã tách mẹ hay tự ăn được thì bệnh đi ỉa sẽ không còn là một vấn đề quá đáng lo ngại.

Bệnh ghẻ lở ở lợn rừng

benh-ghe-o-lon-rung

Nguyên nhân khiến cho lợn bị ghẻ lở thường là do chuồng trại không được đảm bảo vệ sinh hoặc trong những ngày mưa kéo dài khiến chuồng trại chở nên ẩm thấp

Bệnh ghẻ lở này có khả năng xuất hiện ở mọi đàn lợn, biểu hiện của căn bệnh này là da mốc, lông rụng, lợn hay gãi hoặc cọ vô tường nứt nẻ. Khi bà con thấy các triệu chứng trên thì cần phải tiêm hoặc bôi thuốc càng sớm càng tốt.

Bệnh phổi “thở dốc” ở lợn rừng

Nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này đó  là do thời tiết thay đổi cộng với việc chuồng trại ẩm thấp và không đảm bảo vệ sinh. Loại bệnh này tương đối nguy hiểm và có thể chế truyền nhiễm Chính vì thế nên bà con nếu phát hiện lợn của mình bị bệnh thì cách tốt nhất là phải cách cách li ngay khỏi đàn lợn và tiêm thuốc cho chúng.

Về triệu chứng của bệnh thở dốc thì chúng sẽ khiến lợn bỏ ăn, lông xù và di chuyển chậm chạp, thở dốc. Căn bệnh này có tốc độ phát triển vô cùng nhanh. Có thể buổi sáng cho ăn heo vẫn còn bình thường nhưng có thể chỉ cần đến trưa thì các triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ. Căn bệnh này thường tấn công ở các con heo con có cân nặng từ 10 – 25kg.

Xem thêm: Phòng và trị bệnh cho heo rừng lai

Kết luận

Hy vọng với những gì được chia sẻ về việc heo rừng bỏ ăn cũng như các loại bệnh phổ biến đối với giống heo rừng ở bài viết trên. Chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giống heo này và có đủ kiến thức cơ bản để có thể xử lý kịp thời khi đàn heo của mình bị bệnh.