Nuôi heo rừng hiện nay đang là một nghề được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng. Bởi giống lợn này rất dễ chăn nuôi mà lại mang tới lợi ích kinh tế cao. Vì vậy, việc thuần chủng heo rừng, lai tạo với heo nhà đang được nhiều trang trại và cơ sở chăn nuôi nghiên cứu và ứng dụng. Để việc thuần chủng heo rừng dễ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm heo rừng nhé!
Mục lục
Đặc điểm heo rừng về ngoại hình
Heo rừng là loài động vật hoang dã có dáng thon, mông và bụng gọn, đuôi dài. Thân hình của heo rừng chắc khỏe, dài với sống lưng thẳng. Khi trưởng thành, heo đực có thể đạt tới chiều dài 65 – 70cm và nặng khoảng 50-70 kg. Đầu của heo rừng khá nhỏ, mõm dài với 4 chân nhỏ nhanh nhẹn.
Heo rừng có mặt hơi dài, mõm nhọn, tai dựng đứng lên, mắt to và lồi, nhìn khá dữ tợn. Do sống trong môi trường hoang dã nên tai của chúng thường dựng đứng lên để cảnh giác tiếng động xung quanh. Chúng khá dữ tợn nên có thể tấn công con người nếu tới gần chúng.
Phần bờm lông mọc dài tới tận sống lưng, lông cứng và rất thô. Đặc điểm heo rừng là có nhiều giai đoạn thay lông mới và màu lông cũng thay đổi qua từng giai đoạn.
Trong những tháng đầu, lợn con có bộ lông sọc dưa từ những đường vằn màu trắng hoặc nâu vàng chạy dọc thân mình; hoặc màu nâu nhạt chạy trên nền lông đen. Bộ lông này giúp chúng có thể ngụy trang trong bụi và đánh lạc hướng kẻ địch trong không gian nửa tối nửa sáng trong rừng. Tới tháng thứ 3 – 5, các sọc dưa nhạt màu dần và từ tháng thứ 6 trở đi, các sọc dưa sẽ biến mất hẳn. Khi đó, bộ lông của chúng sẽ mang màu đặc trưng là đen hơi vàng cho tới khi chết. Với lợn đực thì khoảng 1 tuổi, lông có thể rụng hết, chỉ còn lại bờm. Sau đó, lông của lợn có thể mọc lại nhưng mà thưa và ngắn hơn.
Tập tính sinh hoạt trong môi trường tự nhiên
Trong tự nhiên, lợn rừng thường tập hợp sống theo bầy đàn. Mỗi bầy đàn thường có từ 5 – 20 con, cũng có đàn lớn có số lượng lên tới 50 – 80. Trong bầy đàn của chúng, có cả con già, con non, con đực và con cái. Heo đực sau khi trưởng thành thường tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập lại đàn vào mùa giao phối. Khi hết mùa sinh sản, heo đực lại tách đàn và sống riêng lẻ.
Heo rừng thích đầm mình vào nơi ẩm ướt, vũng nước nhỏ. Chúng thường thích dũi đất tìm kiếm thức ăn hơn là ăn lá cây trên cao. Thức ăn chủ yếu của lợn rừng là lá cây, cây cỏ, thân cây rau dại trong rừng. Khi tìm được thức ăn, heo rừng thường gọi cả đàn đến bãi ăn, sau đó nghỉ ở những nơi vắng vẻ trong các bụi rậm hoặc hang hốc.
Lợn rừng thường tìm kiếm thức ăn ở những khu vực xung quanh là đầm lầy vào khi trời sắp tối. Vì vậy, khi chúng rời đi để lại những dấu chân với nhiều loại kích cỡ khác nhau. Lợn rừng trong tự nhiên rất nhát và thính tai. Khi chúng phát hiện có tiếng động tới gần, chúng sẽ bỏ chạy hết. Nếu bị dồn vào đường cùng, không có lối thoát, lợn rừng sẽ quay lại tấn công vào đối tượng tới gần chúng.
Heo rừng sinh sản khác với heo nhà
Sự sinh trưởng và phát dục của heo rừng trong tự nhiên khó theo dõi, đặc biệt khó theo dõi được chúng giao phối như thế nào. Đặc điểm heo rừng về sinh sản trong tự nhiên không giống với heo nhà. Do sống thành bầy đàn và chỉ có một số con đực khỏe mạnh về hoạt động giao phối nên thường xảy ra hiện tượng cận huyết cao. Các hoạt động giao phối của heo rừng thường xảy ra vào ban đêm hoặc vào lúc yên tĩnh.
Tuổi động dục của heo rừng thường chậm hơn so với các giống lợn nhà. Con đực thường 7 – 8 tháng mới hoàn thiện về tính. Từ 8 – 10 tháng mới hoàn thiện sinh dục và có thể giao phối sinh con. Giống lợn đực có thể giao phối khi tuổi trên 8 tháng, nhưng thường thì trên 10 tháng tuổi mới thể hiện rõ.
Khi thành thục về tính, con đực sẽ hung dữ hơn rất nhiều. Trong giai đoạn từ khi sinh đến 6 tháng tuổi, con đực cơ bản giống con cái về tập tính. Nhưng từ khi 6 tháng trở lên, con đực và con cái sẽ dần có các đặc điểm khác biệt.
Lợn rừng giao phối chủ yếu vào ban đêm, một đêm có thể thực hiện giao phối từ 2-4 lần. Nếu chúng được nuôi nhốt với lợn bản địa từ 1,5 năm trở lên thì mới phát hiện chúng giao phối vào ban ngày. Một năm lợn cái có thể sinh 2 – 4 lứa, mỗi lứa có thể đẻ 7 – 10 con. Con non mang đầy đủ đặc tính giống bố mẹ thuần chủng.
Xem thêm bài viết có liên quan: Con heo rừng là gì? Đặc điểm và tập tính của heo rừng
Tổng kết
Dù là loài động vật hoang dã nhưng heo rừng khá dễ thuần hóa, có thể sống hòa nhập với các loài khác trong trang trại. Vậy nên, bà con hãy chú ý quan tâm tới những đặc điểm heo rừng để có được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất nhé!