Trong những năm gần đây, loài heo rừng hay còn được gọi là lợn rừng là loài thú hoang dã hoang dã được con người thuần hóa và được nuôi dưỡng khá phổ biến tại Việt Nam. Vì là giống lợn rừng nên nó cung cấp cho ta được lượng thịt sạch, với lượng mỡ thấp và chất lượng thịt không có gì để chê.
Chính vì thế bà con hãy cùng đọc bài viết sau để quyết định xem có nên nuôi lợn rừng không cũng như kỹ thuật để nuôi heo rừng đúng cách, hiệu quả nhé.
Có nên nuôi lợn rừng không?
Hiện nay, việc chăn nuôi lợn rừng đang là cách làm có hiệu quả kinh tế bởi vì thị trường vẫn còn rộng và nhu cầu tiêu dùng còn đang rất lớn. Ngoài ra, lợi thế của nuôi lợn rừng còn là dễ nuôi ( thức ăn cho lợn từng ăn đều là cho ăn sống), ít xảy ra bệnh tật. Thế nhưng, việc nuôi lợn rừng lại đòi hỏi người mới bắt đầu cần phải có nguồn vốn khá lớn.
Cách chọn giống heo rừng hiệu quả:
Đối với việc chọn heo đực giống:
Bà con không nên sử dụng lợn đực giống non vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đời sau. Nên tuyển chọn giống lợn rừng đực khoảng từ 6- 7 tháng tuổi. Ngoài ra, khi chọn lựa giống heo đực bà con cần phải lưu ý một số đặc điểm sau:
– Cần chọn những con heo đực có mặt dài, đầu thanh, bụng thon,lưng thẳng.
-Bốn chân đều phải cao, thẳng và vững chắc. Lựa chọn những con đực có phần lông bờm dựng đứng và phần lông bờm phải chạy dài từ cổ tới lưng.
-Nên chọn những con đực lộ rõ phần tình hoàn. Ngoài ra cần phải cân đối, có độ đàn hồi cao.
Đối với việc lựa chọn heo nái giống:
Nên chọn những con lợn nái giống khi chúng được 4 đến 6 tháng tuổi. Từ những con giống đó, bà con cần phải tiến hành sàng lọc và kiểm tra để chọn ra những con lợn nái sinh sản tốt. Bà con cần phải chọn những con lợn nái có sức khỏe tốt, không khuyết tật. Đặc biệt, 3 bộ phận mà bà con cần chú trọng nhất khi chọn lợn nái giống là : cơ quan sinh sản, vù và khung xương.
Cách làm chuồng nuôi heo rừng hiệu quả
Bà con có thể xây dựng chuồng trại cho heo rừng bằng cách sử dụng tre, nứa, gỗ hoặc dây thép. Bà con nên xây chuồng lợn rừng theo 2 hướng là Đông Nam hoặc hướng Nam. Không nên chọn quay về hướng Bắc vì khi đó heo sẽ dễ bị gió mùa đông bắc thổi vào. Ngoài ra, bà con cần phải đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ và thoáng mát. Nên chọn vị trí cao ráo làm chuồng để tránh tình trạng mưa gây ẩm ướt hoặc tệ hơn là ngập chuồng
Đối với chuồng nuôi lợn đẻ, cần được quây bằng lưới B40 và vì cần phải nuôi con nên 1 chuồng cần có diện tích tối thiểu là 30 mét vuông. Ngoài ra, bà con cần lưu ý rằng mắt lưới B40 khá lớn so với lợn con, vì thế bà con cần phải rào nhỏ phần lưới lại hoặc sử dụng thêm các loại lưới có phần mắt lưới nhỏ hơn. Đối với phần bên trong, bà con cần xây nhà nhỏ có diện tích khoảng từ 8 đến 10 mét vuông để có thể làm ổ đẻ cho lợn. Nên sử dụng rơm khô, lá khô vào để lợn sẽ tự làm ổ đẻ. Cần phải giữ ổ đẻ của lợn khô ráo, thoáng mát, tránh bị ẩm ướt.
Làm máng ăn uống cho lợn rừng
Đối với việc thiết kế phần máng ăn uống cho lợn thì ta nên thiết kế ở phía đầu chuồng và ở nơi thấp nhất trong chuồng. Mục đích cho thiết kế này là giúp cho việc dọn dẹp dễ dàng cũng như giữ máng luôn ở trạng thái sạch sẽ.
Thức ăn cho lợn rừng
Rau xanh cho heo rừng
Đối với rau xanh cho lợn rừng ăn thì khá đa dạng, các loại rau có thể kể đến như là thân cây ngô, đu đủ, cây chuối, các loại rau, quả su su, … Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại cây thuốc nam để cho lợn rừng ăn giúp chúng có thể hạn chế bệnh tật.
Cách chuẩn bị thức khô ăn cho heo rừng hiệu quả
Lợn rừng có thể ăn khá đa dạng các loại thức ăn khô cho lợn rừng. Thức ăn tinh bột gồm ngô, khoai sắn và cám gạo, …
Bà con cần phải đảm bảo an toàn đối với thức ăn trước khi cho heo ăn. Không nên để thức ăn bị ẩm mốc, sâu mọt, có mùi lạ hay vón cục. Ngoài ra, các thành phần thức ăn trước khi cần được nghiền nhỏ khi bắt đầu phối trộn.
Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=Yy-ASndM2LY&t=205s
Phòng trừ bệnh cho lợn rừng
Bà con cần lưu ý giai đoạn lợn rừng con mới sinh, khi mới sinh ra lợn con chưa biết ăn nên dễ xảy ra tình trạng ốm và tiêu chảy.
Nếu lợn con đã biết ăn và bị tiêu chảy, hoặc lợn mẹ bị tiêu chảy thì phải cần cho lợn ăn trực tiếp lá ổi, lá khổ sâm và một ít lá nhọ nồi để giúp cho lợn nhanh hết bệnh.
Bà con cần phải thường xuyên tẩy rửa cũng như khử uế chuồng nuôi. Ngoài ra, chuồng nuôi cần phải chia làm 2 ngăn để khi dọn dẹp vệ sinh ta có thể lùa heo sang ngăn còn lại.
Sau khi kết nối mỗi lứa nuôi, ta cần vệ sinh lại sạch sẽ chuồng và nên để chuồng nghỉ ngơi từ 3 đến 5 ngày trước khi thả lứa kế tiếp.
Kết luận
Hy vọng với những gì được chia sẻ về có nên nuôi lợn rừng không cũng như cách chăm sóc và chăn nuôi lợn rừng một cách hiệu quả ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống heo này và có đủ kiến thức cơ bản để chăn nuôi chúng.