Mục lục
Heo rừng phối giống ảnh hưởng rất lớn đến số lượng heo con đẻ ra của lứa đó. Vì thế cần phải có kỹ thuật cao để có thể xác định thời điểm phối thích hợp nhất. Từ đó heo nái mới có thể đẻ nhiều và heo con đạt chất lượng cao nhất. Cùng khám phá nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin về phối giống của heo.
Xác định thời điểm heo động dục
Ghép heo đực và cái để cho phối giống
Chọn thời điểm phối giống sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con ra đời trong một lứa. Nếu chú ý, bà con sẽ thấy heo nái động dục 48 giờ thì trứng rụng vào trước 8 – 12. Tổng số trứng rụng trong 1 chu kỳ khoảng trên dưới 20 trứng kéo dài 10 – 15 giờ rụng.
Trong ống dẫn trứng khả năng thụ thai chỉ 8 – 10 giờ sau khi trứng rụng. Khi phối giống trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Đó cũng là nơi thụ tinh trong quá trình thụ thai của heo. Quá trình này diễn ra trong thời gian ngắn, bà con cần chú ý và quan tâm thời gian này.
Theo các thông tin này thì cần phối giống cho heo vào thời điểm trước trứng rụng 1 – 2 giờ. Có nghĩa là 34 – 35 giờ sau khi heo nái động dục, là ở giữa giai đoạn chịu đực. Đó là thời điểm động dục và là thời điểm phối giống tốt nhất cho heo.
Xác định phối giống cho từng lần
Phối giống lần đầu được gọi là phối giống cho heo cái hậu bị. Điều kiện để thực hiện là heo phải đạt đủ tháng tuổi và đủ khối lượng. Ở lần đầu, nếu heo rừng phối giống là 7 – 7,5 tháng tuổi cho đến 8 tháng tuổi.
Đối với heo rừng hay tất cả các giống, không nên cho phối giống ngay ở lần động dục đầu. Vì thời điểm đó là lúc cơ thể heo phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng ít. Nếu phối giống thì cho hiệu quả không cao và nên phối ở lần thứ 2 hoặc thứ 3.
Ở lần phối thứ 2 sẽ cách lần đầu khoảng 12 tiếng là tốt nhất cho heo. Và cần ghi lại ngày phối giống để dự đoán thời điểm ngày heo đẻ. Nếu là heo nái rạ thì phối giống lần 1 trong vòng 10 – 12 giờ từ khi heo mê ì. Để heo nái đẻ nhiều nên phối lặp lại lần 2 khoảng 10 – 12 giờ sau lần phối thứ nhất.
Các cách heo rừng phối giống phổ biến
Đây là những cách thường áp dụng nhất của các trang trại lợn hiện tại. Vì thế chúng ta có thể tham khảo những cách phối giống này để thực hiện. Mỗi cách sẽ có ưu và nhược điểm riêng mà mọi chủ trại nên tham khảo.
Phối giống trực tiếp
Ưu điểm của heo rừng phối giống trực tiếp là thực hiện dễ dàng, không cần đầu tư kỹ thuật. Dụng cụ và trang thiết bị phối giống không cần đầu tư nhiều. Nhưng tỷ lệ thụ thai vẫn cao và nếu khai thác cường độ phù hợp sẽ sinh nhiều heo con.
Tất nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là tốn công vận chuyển heo đực. Cùng với khả năng lây bệnh trực tiếp từ heo đực sang heo nái cao hơn bình thường. Dùng phương pháp này không phối được cho nhiều heo nái cùng một lúc.
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều ở các trang trại có quy mô nhỏ lẻ. Còn các trang trại quy mô lớn sẽ dùng phương pháp cho heo rừng phối giống hiện đại hơn. Đây là cách thức không cần quan tâm quá nhiều vào quá trình, kỹ thuật. Vì heo rừng phối giống tự nhiên như vậy luôn diễn ra theo tự nhiên.
Xem thêm:
Phương pháp thụ tinh nhân tạo
Ưu điểm của phương pháp này là heo nái có thể nhận tinh dịch của các con đực giống tốt. Vì toàn bộ đã qua chọn lọc rồi mới cho thụ tinh với heo nái. Giúp cho sức khoẻ heo nái ổn định, heo con có thể phát triển tốt sau này. Cuối cùng là phương pháp này không cần phải tốn công vận chuyển con đực.
Nhưng đây là phương pháp tốn nhiều kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ. Bên cạnh việc phải chọn lựa con đực cần khỏe mạnh và đã qua kiểm tra chất lượng. Một phương pháp được áp dụng rất nhiều tại các trang trại lớn.
Dùng phương pháp này sẽ có rất nhiều bước thực hiện từ khâu lấy tinh, bảo quan. Tiếp theo đó là phải đưa ống dẫn tinh vào đúng vị trí cổ tử cung (25 – 30 cm). Cuối cùng là bơm tinh dịch vào trong và chờ cho heo khoảng 5 – 10 phút thụ tinh.
Với phương pháp này, cần rất nhiều kỹ thuật từ khâu lấy tính, bơm tinh và chăm sóc. Vì phải quan tâm đến rất nhiều chỉ số của heo để cho quá trình thuận lợi. Cách thức phối nhân tạo đang được áp dụng nhiều trên thị trường và các chủ tại nên tham khảo.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc heo rừng đẻ hiệu quả
Kết luận
Heo rừng phối giống như đã nói ở phần đầu là một quá trình rất quan trọng. Vì thế cần tham khảo các thông tin cơ bản, các kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ cho heo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bà con có được các lứa heo con nhiều nhất, khoẻ mạnh nhất.