Gần đây, nuôi heo rừng đang được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm, ưu tiên đầu tư. Bởi thịt heo rừng được đánh giá là chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Nhưng nguồn cung lại khá khan hiếm, vì vậy khởi nghiệp nuôi heo rừng đang trở nên hấp dẫn, được nhiều người theo đuổi. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về số vốn, kinh nghiệm khởi nghiệp nuôi heo cho mọi người!
Mục lục
Những đặc điểm cơ bản của heo rừng
Muốn nuôi heo rừng tốt, người chăn nuôi cần phải nắm rõ về những đặc điểm của chúng. Đây là giống heo hoang dã với hai nhóm chính là giống mặt dài và giống mặt ngắn. Heo rừng có thân hình cân đối, vóc dáng nhỏ hơn heo ta, đầu nhỏ và cổ dài. Chúng có lưng thẳng, dài đòn, bụng thon, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh, mũi khỏe và rất thính.
Đặc điểm nổi bật của heo rừng là đôi chân nhỏ và dài nên di chuyển linh hoạt, nhanh nhẹn. Lông mọc dọc theo sống lưng, có ba màu xám đen, hung đen hoặc hung nâu, đuôi nhỏ và ngắn. Heo rừng cái có 10 núm vú nổi rõ ở hai bên, heo đực có răng nanh phát triển. Heo rừng cái trưởng thành nặng từ 50 – 70kg/con, heo đực trưởng thành nặng 80 – 100kg/con.
Người chăn nuôi cần nắm rõ sự sinh trưởng phát triển, sinh sản của heo rừng; để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Mỗi năm, heo rừng đẻ hai lứa, 5 – 10 con/lứa, con sơ sinh nặng 0,5 – 0,9kg/con; thời gian mang thai tầm 4 tháng, thời gian sinh con từ 1 – 2 giờ. Khi mới đẻ, heo rừng sơ sinh thường có những vệt lông màu vàng, gọi là sọc dưa. Lớn dần, những vệt lông sẽ biến mất, bắt đầu phối giống cho heo rừng khi được 7 – 8 tháng.
Khởi nghiệp nuôi heo rừng cần bao nhiêu vốn?
Chi phí khởi nghiệp nuôi heo rừng bao gồm mua giống heo rừng, xây dựng chuồng trại. Chi phí thức ăn cho heo rừng, điện nước và có thể có cả chi phí nhân công.
Dự kiến tổng chi phí xây dựng chuồng trại cho heo rừng sẽ chiếm khoảng 200.000.000 đồng. Giá heo rừng giống thuần chủng F1 khoảng 250.000 đồng/kg; chi phí 500.000.000 đồng mua được 23 heo bố mẹ nặng 50 – 60kg/con, đã sinh lứa đầu. Cùng với đó là 35 heo rừng hậu bị sinh sản (có 3 con đực) và 10 con thương phẩm. Trong số 23 con bố mẹ sẽ có 2 con đực, nên tổng số heo sinh sản là 53 con.
Chi phí thức ăn tinh bột trong 1 năm cho từng loại heo rừng sẽ khác nhau, cụ thể:
- 23 heo rừng bố mẹ đã sinh lứa đầu: 1 con 1 ngày ăn khoảng 0,8kg thức ăn nên 1 năm tốn 41.975.000 đồng.
- 35 heo rừng hậu bị sinh sản: 1 con 1 ngày ăn khoảng 0,6kg nên 1 năm tốn 45.990.000 đồng.
- 53 heo rừng mẹ dự kiến sẽ sinh được 848 heo con (trung bình 1 lứa đẻ 8 con, 1 năm đẻ 2 lứa); mỗi con 1 ngày ăn 0,3kg thức ăn; 1 năm tốn 137.376.000 đồng.
Như vậy, tổng chi phí thức ăn để chăm nuôi heo rừng là 225.341.000 đồng. Vậy tổng chi phí khởi nghiệp chăn nuôi heo rừng sẽ trong khoảng 1 tỷ đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm khi khởi nghiệp nuôi heo rừng
Heo rừng có khả năng thích ứng với thời tiết, nên việc chăn nuôi chúng không quá khó khăn. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp nuôi heo rừng đạt hiệu quả cao.
Kinh nghiệm xây dựng chuồng heo rừng
Nên xây dựng chuồng ở khu vực xa dân cư, hạn chế người và xe cộ qua lại. Chọn vị trí gần nguồn nước sạch, đất cao và cứng, dễ thoát nước, diện tích chuồng càng rộng càng tốt. Các bức tường quanh chuồng có độ cao 1,5 – 1,6m, lắp lưới chống côn trùng ở phía trên.
Kinh nghiệm chọn giống và phối giống trong khởi nghiệp nuôi heo rừng
Chọn giống là điều cực kỳ quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp chăn nuôi heo rừng. Nên chọn những con có lưng thẳng, đầu thanh, ngực sâu và nở, bụng thon gọn; đặc biệt là bộ phận sinh dục phát triển, bốn chân chắc khỏe.
Thời gian động dục của heo rừng trong khoảng từ 3 – 5 ngày, chu kỳ 21 ngày 1 lần. Do đó, thời điểm phối giống hiệu quả là ở cuối ngày thứ 2, đầu ngày thứ 3 trong thời gian động dục.
Kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng heo rừng
Khi khởi nghiệp nuôi heo rừng, người chăn nuôi cũng cần tìm hiểu về khẩu phần ăn của chúng. Bao gồm thức ăn tinh, thức ăn thô xanh và các loại bổ sung muối khoáng. Mỗi ngày, cho heo rừng ăn 2 lần vào sáng, chiều; mỗi con trưởng thành tiêu thụ hết 2-3kg thức ăn với 30% tinh và 70% rau củ. Nên chuẩn bị thêm đá liếm cho heo để bổ sung chất đạm, sinh tố, muối khoáng…
Kinh nghiệm chăm sóc heo rừng mang thai
Khi heo mẹ mang thai, người chăn nuôi cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho chúng. Trong 2 tháng mang thai đầu, cho heo rừng mẹ ăn ngày 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Khẩu phần ăn 3 bữa chính tổng 1,2kg thức ăn tinh, 2 bữa phụ ăn rau xanh thoải mái. Kể từ tháng thứ 3 cho tới lúc đẻ, tăng lượng thức ăn tinh lên 1,3kg/ngày.
Xem thêm bài viết có liên quan: Bật mí những kỹ thuật nuôi heo rừng hiệu quả
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về số vốn, kinh nghiệm khởi nghiệp nuôi heo rừng. Chúc bạn đọc sẽ sớm đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình chăn nuôi, kinh doanh heo rừng.