Liên kết nuôi lợn rừng sẽ là mô hình phát triển của tương lai với nhiều hộ dân. Đây là cách thức phát triển chăn nuôi đang được hướng đến bởi chính phủ nước ta.
Mục đích cuối cùng là nâng cao giá trị trong chăn nuôi lợn rừng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình liên kết chăn nuôi.
Mục lục
Liên kết nuôi lợn rừng ít phổ biến vì chưa có kiến thức
Liên kết nuôi lợn rừng là một kỹ thuật còn chưa hề phổ biến ở nước ta hiện nay. Bởi các bạn biết rằng, chúng ta vẫn là một nền nông nghiệp còn khá nhỏ. Vì thế chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp vẫn còn ăn sâu vào trong định hướng chăn nuôi.
Dù nền kinh tế thị trường phát triển mạnh trong những năm qua đã mở rộng hơn. Tâm lý và suy nghĩ trong chăn nuôi của người dân cũng đã có sự đổi mới rất nhiều. Nhưng để liên kết trong chăn nuôi thì cần phải có kiến thức, kỹ thuật, tư duy.
Dù đã có xuất hiện ở một vài địa phương có sự liên kết này trong chăn nuôi. Có nhiều hộ gia đình đã liên kết với nhau để đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên sự liên kết còn khá lỏng lẻo và chưa được mở rộng, chưa có mô hình mẫu.
Sự hướng dẫn và hỗ trợ của các cơ quan có chuyên môn đối với mô hình cũng không nhiều. Vì thế người dân còn khá lúng túng trong việc phát triển sự liên kết. Cần phải có các sự liên kết chặt chẽ hơn mới giúp cho nông dân có được hiệu quả.
Có rất nhiều điều kiện để tạo ra liên kết nuôi lợn rừng
Như các bạn đã biết, trong những năm qua lợn rừng rất được thị trường quan tâm. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm thì không đồng đều. Đôi khi còn không truy xuất được nguồn gốc, không có gì đảm bảo về chất lượng. Vì thế người tiêu dùng cũng ngại hơn khi sử dụng sản phẩm này hằng ngày.
Liên kết nuôi lợn rừng sẽ giống với các mô hình liên kết trồng trọt khác đã có những bước đầu thành công. Liên kết giữa bà con chăn nuôi, nhà cung cấp giống, nơi bán thức ăn chăn nuôi. Cùng với đó là các nhà hàng hay là công ty xuất khẩu trong đầu ra. Cơ hội này còn rất rộng mở bởi đó là mô hình mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Ở Việt Nam hiện tại, điều kiện để hình thành mô hình là rất lớn, khi chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, người dân cũng ngày càng có ý thức liên kết trong chăn nuôi hơn. Để có được đàn lợn rừng phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng thị trường. Sự liên kết là điều tất yếu mà bà con nông dân có thể suy nghĩ đến vấn đề này.
Mở rộng các hợp tác xã chăn nuôi lợn rừng
Với tham vọng đưa heo rừng tiếp cận được thị trường lớn. Việc liên kết nuôi lợn rừng để trở thành hợp tác xã cần phải được thực hiện và mở rộng. Hỗ trợ nhau trong kiến thức, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chăn nuôi.
Các chuyến tham quan thực tế tại một số trang trại chăn nuôi heo rừng quy mô lớn. Đó sẽ là cơ sở để áp dụng thành công các mô hình liên kết giữa bà con chăn nuôi. Các hợp tác xã với những người chí thú làm ăn, các thành viên sẽ cho nhau động lực.
Hiệu quả của các hợp tác xã chăn nuôi lợn rừng sẽ thấy ngay ở đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nhưng liên kết nuôi lợn rừng thì không. Họ có kiến thức để hỗ trợ nhau vượt qua dịch bệnh một cách tốt nhất.
Đầu ra thị trường cũng đảm bảo hơn đối với các liên kết chăn nuôi. Họ truy xuất được nguồn gốc sản phẩm sẽ mở rộng cho cả thị trường xuất khẩu. Một hướng đi mới và có lợi ích lớn cho ngành chăn nuôi nói chung.
Một hướng đi mới cho bà con chăn nuôi
Để tìm hướng đi mới cho nông dân thì liên kết nuôi lợn rừng chặt chẽ với nhau mang lại hiệu quả. Đây sẽ là mô hình hỗ trợ hội viên phát triển đàn lợn với quy mô lớn. Từ đó đảm bảo quy trình chăn nuôi, xuất chuồng với giá trị cao nhất.
Nuôi lợn rừng theo hướng liên kết và nuôi sinh học đỡ tốn kém hơn, hiệu quả cao hơn. Lợn rừng cũng ít mắc các bệnh hơn nhiều so với lợn nhà và chống chọi tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Với giá bán lợn rừng hiện nay giao động từ 180.000-200.000 đồng/kg. Thu nhập của người dân dễ dàng có trên 100 triệu đồng với quy mô trung bình. Đầu ra sản phẩm thì không phải lo lắng, các hợp tác xã cũng giúp quê hương phát triển hơn.
Xem thêm bài viết liên quan: Kinh nghiệm nuôi heo rừng và những sai lầm bà con thường gặp
Kết luận
Liên kết nuôi lợn rừng hiện nay ở Việt Nam chưa phải là mô hình phát triển mạnh. Tuy nhiên chăn nuôi lợn rừng theo hướng này chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả. Đây là hướng đi mới giúp các hộ chăn nuôi lợn tăng thu nhập, góp phần phát triển quê hương.