Mục lục
Phân biệt heo rừng chắc chắn nhiều người cần quan tâm để không bị lừa. Bởi thị trường hiện tại lợn rừng được coi là mặt hàng thực phẩm nhiều người tìm kiếm. Nhu cầu thị trường cao khiến tình trạng cơ sở sản xuất thịt lợn rừng giả mọc lên. Cùng khám phá nội dung bài viết này để nắm được toàn bộ thông tin lựa chọn.
Cách phân biệt heo rừng qua đặc điểm bên ngoài
Đây là những đặc điểm dễ nhận biết nhất để phân biệt heo rừng với các giống heo khác. Có thể nói rằng đó là những đặc điểm cơ bản, đặc trưng bề ngoài chỉ heo rừng mới có.
Màu lông heo rừng
Heo rừng với đặc điểm có màu lông không đồng nhất trên cơ thể của tất cả các con. Vì chúng được phân chia theo từng vùng khác nhau và thay đổi theo độ trưởng thành.
Đặc biệt ở giai đoạn nhỏ thì lông heo rừng khác hoàn toàn với giai đoạn đã lớn. Giai đoạn nhỏ heo rừng có nhiều màu vàng thâm, đen, bạc, hung như màu lá rụng. Lớn lên lại thường có màu đen tuyền, thường có đốm trắng.
Nếu là lợn thương phẩm có thể xuất chuồng từ 7 đến 8 tháng. Lông heo có hai bên má màu bạc, vùng bụng màu trắng đục, còn lại toàn thân nâu. Khi trưởng thành, lông heo dựng đứng, chỉa ra ngoài và cứng, mọc khá thưa.
Ngoại hình
Đầu heo rừng dài, thon, mõm dài hơn lợn nhà và có má gọn, không bị phệ. Đây là cách phân biệt heo rừng thường thấy ở những người đi mua heo khi trưởng thành. Đặc biệt lợn rừng Việt Nam thuần chủng đầu dài, mõm dài, thon, gọn.
Phần tai nhỏ, mỏng, đứng, hướng về phía trước và không cụp. Đây là đặc điểm giúp lợn rừng có thể phát hiện tiếng động từ xa rất tốt. Phần mắt trố, 2 mắt tròn, màu nâu, hàng mi trên phát triển hơn hàng mi dưới.
Phần thân lợn thon hình trụ, bụng gọn đặc biệt là lợn đực nặng khoảng 50 – 60 cân là to.
Phần chân 4 chân cao, 2 chân sau dài hơn 2 chân trước tạo thành thế về phía trước. Bốn móng bao gồm 2 móng treo trên thường kém phát triển, 2 móng tiếp giáp đất chụm, nhọn, màu đen chắc.
Tiếng đi của lợn rừng nhẹ nhàng, tránh tiếng động và tiếp giáp chắc vào mặt đất. Lông chân đen hung, một số con có móng và lông lang đen có thể là lợn lai. Đối với lợn rừng thuần chủng Việt Nam chân nhỏ, móng chụm và đen thẫm.
Đây đều là những đặc điểm dễ dàng để phân biệt heo rừng với các giống khác. Bởi chính đặc tính sinh hoạt và các tập tính tự nhiên đã tạo nên đặc điểm cơ thể. Điều đó sẽ khác biệt hoàn toàn so với các giống lợn khác trên thị trường.
Cách phân biệt lợn rừng khi đã thành thương phẩm
Cách phân biệt ở trên chỉ là khi lợn còn chưa thành thương phẩm và lựa chọn giống. Còn khi đã đưa ra thị trường thì người mua sẽ rất khó để phân biệt được. Đâu là thịt lợn rừng và đâu là thịt lợn thường hay thịt của giống lợn khác.
Với đặc điểm bên ngoài, thịt lợn rừng thật có lớp da và lông dày hơn bình thường. Nếu mua phần mõm lợn rừng thì nó phải dài và cứng do đặc điểm bản năng dúi đào đất. Phần tai lợn thì phải bé hơn lợn nuôi, các lỗ chân lông khá sát, hốc mắt to.
Lợn rừng sẽ có thịt nạc gần như dính liền vào với da vì lớp mỡ ở giữa rất ít. Da lợn rừng phân biệt bằng cách sờ khi nó sần sùi, thô ráp và không bóng, trơn láng.
Đặc điểm màu sắc để phân biệt heo rừng khi đã thành thương phẩm. Trên da lợn là màu sắc xám đen nhạt, không có màu hồng như thịt lợn nuôi. Bì dày nhưng giòn, không nhão, lớp mỡ ít hoặc không có mỡ.
Về mùi vị nếu luộc lên, thịt của lợn rừng được chế biến sẽ có vị đậm, chắc đặc trưng. Luộc không ra nhiều nước, do chế độ ăn không tăng trọng. Đặc biệt nếu là lợn rừng thuần chủng thì chất lượng thịt khác hẳn lợn thông thường.
Thời gian luộc để phân biệt heo rừng
Về thời gian chế biến thịt lợn rừng phải để trên bếp hơn 20 phút với mới có thể ăn. Nếu thịt lợn rừng lai hoặc thịt lợn nuôi nhà thường nhiều mỡ, thịt mềm thời gian nấu ngắn hơn.
Nếu mua ngoài chợ có thể nhìn bên ngoài thịt lợn bày bán rất giống thịt lợn rừng. Vì các cơ sở làm giả lợn rừng bằng cách chọn lợn nái già có đặc điểm khá giống. Nhưng khi nấu lên sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt của lợn rừng và lợn thường.
Khi chế biến, lông miếng thịt lợn, thịt lợn rừng thật có 3 sợi lông chụp vào một chỗ. Các cơ sở thường làm giả lợn rừng bằng cách bắn thêm lông vào bằng 3 kim được nung đỏ. Để kiểm tra, người tiêu dùng nên bứt thử lỗ chân lông trên bì lợn xem đó là thật hay giả.
Bắn thêm lông để làm heo rừng giả
Kết luận
Phân biệt heo rừng thật hay giả trong quá trình mua thương phẩm sẽ khó hơn. Khi tìm kiếm lợn giống hoặc lợn rừng chưa thịt với các kiến thức bên trên. Chắc chắn các bạn đã có được kinh nghiệm và kiến thức cho mình. Hy vọng rằng, bài viết đã hỗ trợ người mua có thể phân biệt rõ ràng mà không bị lừa.