Mục lục
Heo rừng lai sinh sản là thời điểm nhiều người quan tâm để chăm sóc chúng. Mỗi năm heo rừng sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 10 con. Đó là thời điểm chúng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật từ thức ăn, chuồng trại. Cùng khám phá bài viết dưới đây bạn sẽ hiểu hơn về thời kỳ sinh sản của giống heo rừng lai.
Giống và đặc điểm heo rừng lai
Heo rừng lai là giống heo hoang dã đãn trong quá trình thuần hoá ở nước ta. Giống heo này được chia thành 2 nhóm giống chính là giống mặt dài và nhóm mặt ngắn. Những con heo rừng lai với đặc điểm nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn. Lưng thẳng, bụng thon, chân dài đầu nhỏ, mõm dài và da lông màu hung nâu.
Đặc điểm nhận dạng giống heo này còn ở đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo. Con đực răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú mỗi dãy 5 vú phát triển, lộ rõ. Giống heo rừng lai đẻ mỗi năm 2 lứa từ 5 đến 10 con mỗi lứa. Trong đó lứa đầu thường là 3 đến 5 con và lứa sau nhiều hơn từ 7 đến 10 con.
Chọn giống heo rừng lai sao cho sinh sản tốt nhất?
Chọn giống heo rừng lai sinh sản nên là những những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát. Đặc biệt cần, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước và qua đời sau.
Quá trình động dục của heo rừng lai là 21 ngày thời gian kéo dài 3 – 5 ngày. Vì thế thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3. Cần phải theo dõi biểu hiện của heo lên giống thường xuyên và sát sao quá trình này.
Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái và xuất hiện nếp nhăn. Đồng thời dịch nhờn ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm tốt.
Nên bỏ 1 – 2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện và trứng sẽ rụng ít. Các lần heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực tiếp xúc với heo cái. Có thể cho phối kép 2 lần vào sáng sớm và chiều mát mang lại hiệu quả đậu thai cao. Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại thì đó là dấu hiệu heo cái có bầu.
Xem thêm: Tập tính của heo rừng và heo rừng lai
Kỹ thuật quản lý heo rừng giống lai sinh sản
Muốn heo rừng đã lai sinh sản tốt thì ta phải chăm sóc chúng kỹ hơn ở thời kỳ sinh sản. Đầu tiên là cho chúng ăn uống no đủ bằng việc bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Nếu muốn heo cái đẻ nhiều thì cần sung mãn thì tử noãn mới phát triển điều hòa. Mỗi kỳ động dục sẽ có nhiều trứng rụng dẫn đến lứa đẻ được nhiều con và ngược lại. Nếu heo cái ốm yếu thì kỳ động dục số tử noãn rụng xuống tử cung ít nên đẻ ít con. Những kỹ thuật dưới đây sẽ giúp chủ trang trại nhiều hơn để nắm bắt cơ hội.
Phát hiện quá trình heo động dục
Heo rừng sinh sản tốt từ khâu chọn giống như đã trình bày ở phía trên. Những dòng có khả năng sinh đẻ tốt có tuổi động dục lần đầu sớm 4, 5 tháng tuổi. Nhưng trong thực tế chúng ta bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên và đợi đến lần thứ 3.
Như vậy chỉ cần phát hiện âm hộ lợn sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhờn loãng. Trong quá trình này có phản xạ giao phối nhiều lần nhảy lên lưng lợn khác. Nếu thấy có dấu hiệu này hãy thử đưa 1 con đực vào trong chuồng lợn nái. Hoặc cách này cũng dễ tìm ra con nái nào có biểu hiện động dục.
Đây là quá trình quan trọng của heo rừng sinh sản vì nó diễn ra trong ít ngày. Ở ngày thứ 2 biểu hiện sẽ giảm dần và yếu hơn, nếu bỏ lỡ sẽ phải đợi đến lần tiếp theo.
Quản lý quá trình heo phối giống
Heo rừng lai sinh sản cũng cần quản lý quá trình phối giống từ khi động dục. Vì phối quá sớm hay quá muộn, tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra trong ổ bị giảm đi. Thông thường sẽ cho lợn đực phối giống trực tiếp vào ngày thứ 2 thấy heo nái động dục.
Quan tâm tỷ lệ đực/cái cũng là 1 chỉ tiêu rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng nhiều đến thời hạn sử dụng con đực giống. Tỉ lệ lợn nái/lợn đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành trên 1 năm tuổi. Còn thông thường là 3: 1 đối với đực trẻ hơn.
Quản lý heo rừng lai sinh sản
Khi gần đến thời điểm sinh sản, heo rừng lai mẹ tách bầy, bới tìm chỗ và tự tạo lên ổ. Nguyên liệu chúng sẽ dùng là rơm khô, cành cây, lá khô…Vì thế cần chọn và quây ổ đẻ ở những nơi khuất cho heo. Càng yên tĩnh, ấm áp, kín đáo càng tốt.
Quá trình này nên để chúng tự đẻ, nhưng người chăn nuôi cần có mặt khi lợn đẻ. Vì có thể sẽ cần hỗ trợ nếu cần thiết. Trung bình thời gian sinh giữa 2 lợn con là 10-15 phút nếu không có trục trặc.
Kết luận
Heo rừng lai sinh sản là quá trình từ chọn giống cho đến khi con nhỏ ra đời và chăm sóc. Để có được tỷ lệ thành công cao thì các kỹ thuật được giới thiệu trên đây đã được trình bày. Cùng các lưu ý quan trọng để tỷ lệ sinh sản là tốt nhất cho các chủ chăn nuôi.